Trí nhớ là sự vật đã xảy ra và còn lưu lại trong não. Trí nhớ cũng là một nhân tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển tri thức sau này của trẻ.
1. Bồi dưỡng phẩm chất ghi nhớ:
Trí nhớ có nghĩa là ghi nhớ, cũng là quá trình ghi lại những kí ức hoặc sự vật đã xảy ra trong não. Độ tuổi nhi đồng trí nhớ vẫn chưa hoàn thiện, vì thế cần bồi dưỡng trí nhớ cho trẻ bắt đầu từ độ tuổi này. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc bài học nào đó vài lần, lặp đi lặp lại, cha mẹ cần phối hợp với giáo viên yêu cầu nghiêm khắc để trí nhớ của trẻ phát triển.
2. Bồi dưỡng khả năng lưu trí nhớ:
Có nghĩa là ghi nhớ kỹ những gì đã học qua, không cho vào lãng quên. Các bậc cha mẹ và giáo viên cần yêu cầu trẻ ghi nhớ những tri thức đã học trong não, phương pháp duy nhất là đọc đi đọc lại nhiều lần. Ngoài ra giáo viên có thể giao bài tập để trẻ ghi nhớ nội dung học tập, người lớn hướng dẫn cổ vũ trẻ học tập chăm chỉ độc lập.
3. Bồi dưỡng phẩm chất tri nhận:
Đó chính là quá trình kết hợp giữa sự vật đã qua còn lưu lại trong não và kích thích hiện tại. Ví dụ sau khi trẻ vào học, giáo viên có thể hướng dẫn phép toán 1 + 1 = 2, sau này khi xuất hiện phép toán này trẻ có thể ngay lập tức trả lời là “2”. Nhận thức và trí nhớ lặp lại có mối quan hệ mật thiết, cha mẹ giáo viên nỗ lực bồi dường tính chăm chỉ rèn luyện của trẻ, yêu cầu trẻ tiến hành luyện tập phần tri thức mình đã học, đây là phương pháp quan trọng nhất để bồi dưỡng trí nhớ.
4. Bồi dưỡng phẩm chất hồi ức lại:
Tức là hồi ức lại những gì trong trí nhớ của mình, tái hiện lại sự vật trong trí não của mình. Kỳ thi cuối kỳ chính là lúc trẻ phải tái hiện lại tất cả tri thức mình đã được học qua, tái hiện lại từng phần trí nhớ.