Trên thực tế, tại Việt Nam cũng như các nước tiên tiến, có rất nhiều các phương pháp điều trị tự kỷ được cho là có hiệu quả. Tuy nhiên vì có quá nhiều phương pháp nên phụ huynh khá bối rối trong việc nên lựa chọn phương pháp nào để điều trị cho con mình. Bên cạnh đó, khi bạn nhờ tới sự tư vấn các các bác sĩ và những bậc phụ huynh có con tự kỷ, bạn sẽ nhận được những lời khuyên khác nhau.
Điều đó sẽ càng làm cho bạn cảm thấy băn khoăn hơn.Lựa chọn phương pháp can thiệp tự kỷ cho trẻ là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh, bởi mỗi trẻ tự kỷ khác nhau sẽ cần có hướng can thiệp khác nhau.
I Phương pháp ABA: ( Applied Behaviour Analysis- Ứng dụng phân tích hành vi).
ABA là biện pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ, được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Đây là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Các nguyên tắc trị liệu được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội. Biện pháp này được sáng tạo ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có. Sau đó lựa chọn các bài tập, các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kỹ năng trong mọi lĩnh vực (giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi..) các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn giản đến phức tạp.
Ưu điểm:
– ABA rất hiệu quả để dạy TTK những kỹ năng mới, những hành vi mới.
– Có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi.
– Cách dạy rõ ràng, dễ dạy.
– Chia bài tập thành nhiều phần đơn giản.
– Hữu hiệu trong chuyển hoá hành vi tiêu cực.
Khuyết điểm:
– Cần nhiều thì giờ.
– Ảnh hưởng đến thời gian của trẻ với gia đình.
– Không giúp được cho TTK đáp ứng với hoàn cảnh mới.
II. Biện pháp TEACCH ( Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps )
Chương trình này đã được thực hiện trong cả một tiểu bang của Mỹ, bắt đầu ở trường Đại học Y, Đại học North Califolia. Biện pháp này là định hướng điều trị và giáo dục TTK và trẻ khuyết tật về giao tiếp. Các kỹ năng học của trẻ được đánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo dục.
Teacch khác với tiêu chuẩn phát triển “ bình thường” bắt đầu ở mức độ của trẻ và giúp trẻ phát triển đến mức cao nhất có thể.
Những bài học cụ thể của chương trình TEACCH
- Bắt chước
- Nhận thức
- Vận động thô
- Vận động tinh
- Phối hợp mắt và tay
- Kỹ năng hiểu biết
- Kỹ năng ngôn ngữ
- Kỹ năng tự lập
- Kỹ năng bắt chước xã hội
Ưu điểm:
– Có cả một chương trình đáp ứng nhu cầu của trẻ.
– Giúp TTK hiểu được các yêu cầu và cách thức đáp ứng.
– Tập trung vào những kỹ năng đã có của trẻ chứ không chỉ nhìn vào những khuyết điểm.
Khuyết điểm:
– Rất gò bó, tập trung vào những đồ dùng giảng dạy nh bảng, soạn chương trình.
– Cần nhiều nhân lực để thực hiện
III.Biện pháp PECS (picture exchane communication system – hệ thống giao tiếp trao đổi hình).
Biện pháp này được nhà tâm lý nhi, Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu- Lori Frost đề ra trong chương trình tự kỷ Delaware. Biện pháp này dựa trên biện pháp ABA để đổi hình ảnh theo những gì mà trẻ muốn. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không nói nhưng bạn vẫn dạy quy tắc là con phải tỏ ý cho trẻ không biết nói, đó là cấu hình theo phương pháp PECS. Cách dạy PECS là từ những hình riêng lẻ trẻ sẽ xếp đặt thành câu nhiều chữ, đầu tiên trẻ phải đưa bình nước cho cha mẹ để được uống nước, hay chỉ vào ly nước dán trên cửa tủ lạnh, từ đó mở rộng dần những ý khác. Có e ngại là cách dạy này ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ nhưng thực tế thấy nó không cản trở việc học nói sau này cho trẻ nói chậm, cha mẹ không nên lo ngại là nếu dùng hình thì trẻ sẽ không biết nói về sau mà ngược lại có ghi nhận là PECS giúp cải thiện khả năng nói của trẻ. Có trẻ dùng PECS vài tháng rồi tập nói được, nhưng ta không biết đó là phát triển tự nhiên tới lúc thì em nói không cần có PECS hay nhờ PECS mà em tập nói. Khi cha mẹ và trường sử dụng nhiều biện pháp cùng thì kết quả khó biết là do riêng biện pháp nào hay do nhiều cách hợp lại, mà cũng có khi nó sẽ tới khi em phát triển đúng mức.
Ưu điểm:
– Rõ ràng, có chủ ý, trẻ chủ động tham gia
– Phát triển giao tiếp chức năng nhanh
– Có thể mở rộng trình độ giao tiếp
– Phát triển được lời nói
Khuyết điểm:
– Cần nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu và hình ảnh
– Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp, bỏ qua các lĩnh vực xã hội, vận động
IV.Biện pháp DIR( Floor Time-cùng chơi với trẻ )
Biện pháp này được hai bác sĩ tâm thần nhi, Stanley Greenspan và Serena Weider đề ra. Chương trình gồm ba yếu tố:
-Dựa trên sự phát triển cảm xúc.
-Sự khác biệt cá nhân,
-Dựa trên mối quan hệ.
1. Dựa trên sự phát triển cảm xúc
Có 6 giai đoạn phát triển cảm xúc trẻ cần phát triển để có nền học hỏi, đó là:
+ Tự điều chỉnh và quan tâm đến thế giới bên ngoài.
+ Sự gần gũi.
+ Giao tiếp hai chiều.
+ Giao tiếp phức tạp.
+ Giao tiếp phức tạp.
+ Cảm xúc.
+ Suy nghĩ với cảm xúc.
2. Khác biệt cá nhân
Xử lý thính giác, giao tiếp không lời hay bằng cử chỉ, khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, xử lý thị giác – không gian, đặt kế hoạch vận động và làm theo chuỗi, phản ứng cảm giác và tự quản lý.
3. Dựa trên mối quan hệ
+ Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ.
+ 6 giai đoạn phát triển cảm xúc để trẻ đạt được những kỹ năng cơ bản cho việc học hỏi sau này.
Chương trình DIR thường gồm ba phần:
+ Phụ huynh chơi với trẻ 3- 5 tiếng trong những buổi 20 -30 phút trong ngày.
+ Nhà âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, giáo viên, tâm lý và các lĩnh vực khác cùng làm việc với trẻ.
+ Phô huynh nhận xét về cách đáp ứng và cách tương tác dựa trên các giai đoạn phát triển cảm xúc.
Ưu điểm:
– Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ
– Khuyến khích trẻ chủ động tương tác
– Phụ huynh đóng vai trò chính trong việc trị liệu
Khuyết điểm:
– Không dạy cách học, cách phát triển trí tuệ nh những trẻ khác
– Hơi khó tương tác ban đầu với trẻ.