Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho con mình.
Những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Do đặc điểm lứa tuổi, trẻ mầm non rất hiếu động, nghịch ngợm và luôn tò mò về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, các bé có nhu cầu hoạt động vô cùng lớn, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con được tiếp xúc và rèn luyện những môn thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất. Hơn thế nữa, cơ thể khỏe mạnh, thể lực tốt chính là cơ sở, tiền đề để các con phát triển trí lực một cách tốt nhất.
Khi sử dụng những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, người lớn cần để cho các con có không gian vui chơi – hoạt động riêng, đừng quá bao bọc và cấm đoán con. Hãy để các con có không gian tự sáng tạo, tự bộc lộ cá tính, từ đó phát triển khả năng tư duy, độc lập và chủ động trải nghiệm thực tế.
Có 3 phương pháp chính trong việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non:
Phương pháp 1: Dùng lời nói
Khi dạy trẻ tập thể dục, giáo viên giới thiệu tên, các bước thực hiện động tác, đếm nhịp và hô khẩu lệnh tập: “động tác vươn thở, các con từ từ đưa tay lên cao, hít vào…”. Phương pháp giáo dục thể chất này giúp trẻ quan sát có mục đích, có những hiểu biết nhất định về động tác cũng như các bước thực hiện, khiến trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động một cách chính xác.
Phương pháp 2: Trực quan
Kết hợp cùng lời nói, giáo viên nên làm mẫu để trẻ có thể tiếp thu kiến thức thông qua nghe kết hợp với nhìn, từ đó dễ dàng tưởng tượng và bắt chước theo. Việc làm động tác mẫu chuẩn xác, đẹp mắt sẽ thu hút và gây được hứng thú cho các con, khiến các con có suy nghĩ muốn thực hiện đúng và đẹp như cô.
Phương pháp này hình thành khái niệm thị giác, thính gác và cảm giác cơ về vận động cho trẻ, đảm bảo cho việc nhận thức rõ ràng các động tác, bài tập.
Phương pháp 3: Thực hành
Sau quá trình được nghe cô hướng dẫn và làm mẫu, hãy để các bé được trực tiếp thực hành từng động tác. Việc tập và lặp lại vận động nhiều lần sẽ giúp hình thành cho trẻ kĩ năng vận động – tự vận động. Từ đó trẻ hiểu được trình tự vận động, cảm nhận được phương hướng của vận động, tốc độ thực hiện của cơ thể, nhịp điệu của từng động tác và cách dùng sức hợp lý.